Giấy chứng nhận CO CQ là những cụm từ được nhắc đến nhiều cho những ai đang kinh doanh thương mại quốc tế. Giấy chứng nhận CO, CQ thực sự quan trọng đối với người kinh doanh và người mua hàng. Ai cũng nên nắm bắt những thuật ngữ đơn giản này để tránh mắc lỗi lầm và khôn ngoan hơn trong quá trình lựa chọn hàng hóa.
Cùng LEDLumen tìm hiểu giấy chứng nhận CO, CQ là gì ngay dưới đây nhé!
1. Giấy chứng nhận CO là gì?
CO là Giấy chứng nhận xuất xứ. Khi nhìn vào giấy chứng nhận này, bạn có thể biết được nguồn gốc của sản phẩm. Hàng hóa được sản xuất tại vùng lãnh thổ nào, và được chứng nhận bởi tổ chức thương mại nào. CO bắt nguồn từ của cụm từ trong tiếng Anh: Certificate of Origin.

Trong ví dụ CO ở hình trên, lô hàng có nguồn gốc xuất xứ từ Trung Quốc, được xác nhận bởi Hội Đồng Thúc đẩy Thương Mại Quốc tế Trung Quốc.
Việc đọc được giấy chứng nhận CO này sẽ giúp ích cho đơn vị, người nhập hàng xuất khẩu các định xem hàng hóa này có được hưởng ưu đãi đặc biệt gì không.
Ví dụ: nếu hàng từ các nước ASEAN, có C/O form D, thì có thể được hưởng thuế ưu đãi đặc biệt, nghĩa là thuế thấp hơn mức không có C/O.
Thêm nữa, một điều quan trọng trên giấy chứng nhận CO là xem xét mặt hàng này đủ tiêu chuẩn nhập vào Việt Nam hay không???
Đối với khách hàng, việc biết nguồn gốc, xuất xứ của hàng hóa sẽ giúp cho họ biết được thông tin của hàng hóa đó đến từ đâu, có uy tín, có đảm bảo chất lượng hay không. Việc kiểm tra giấy chứng nhận CO sẽ gia tăng sự uy tín cho hàng hóa, để họ yên tâm lựa chọn và sử dụng.
2. Giấy chứng nhận CQ là gì?
Nếu giấy chứng nhận CO là giấy chứng nhận xuất xứ, thì CQ là loại tờ giấy tờ đảm bảo về chất lượng sản phẩm của đơn vị, người kinh doanh.
Giấy chứng nhận CQ thể hiện cam kết của người bán với người mua về chất lượng hàng hóa của mình.

Chứng từ này không bắt buộc trong hồ sơ hải quan.
Với một số mặt hàng nhập khẩu, khi bạn làm thủ tục kiểm tra chất lượng nhà nước (chẳng hạn đăng kiểm xe máy chuyên dùng), thì phải nộp CQ trong hồ sơ đăng ký.
3. Tại sao giấy chứng nhận CO, CQ lại quan trọng?
- Giấy chứng nhận CO, CQ giúp các đại lý, người kinh doanh, và những người mua có thể xác định được rõ ràng nguồn gốc và đặc biệt là được hưởng các chính sách ưu đãi (nếu có).
- Giúp xác nhận được chất lượng hàng hóa của nhà sản xuất có đạt yêu cầu đối với các tiêu chuẩn quốc tế được đặt ra hay không.
- Giúp các doanh nghiệp, đại lý giảm thiểu tối đa phần thuế cần phải đóng
- Giấy chứng nhận CO sẽ quyết định hàng từ nước đó có đủ tiêu chuẩn nhập vào thị trường Việt Nam hay không.
>> Chú ý: Một mặt hàng hoặc sản phẩm, lô hàng nào đó được xuất xưởng có thể chỉ cần một trong 2 chứng từ này hoặc đôi khi cần cả 2.
4. Cách kiểm tra giấy chứng nhận CO CQ như thế nào?
Giấy chứng nhận CO, CQ rất quan trọng đối với những người kinh doanh hay cả với khách hàng quan tâm đến nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm.
Vậy cách kiểm tra giấy chứng nhận CO, CQ này như thế nào hướng dẫn bạn cách kiểm tra đơn giản nhất.
Kiểm tra hình thức của CO CQ | – Kiểm tra dòng chữ FORM D/ FORM E/ FORM S/ FORM AK/ FORM AJ, …
– Mỗi C/O có một số tham chiếu riêng.
– Chứa đầy đủ các tiêu chí trên mẫu chứng nhận
– Kích thước, màu sắc, ngôn ngữ và mặt sau của giấy chứng nhận của CO phải theo đúng quy định của các Hiệp định và các văn bản pháp luật có liên quan. |
Kiểm tra nội dung của CO CQ | – Đối chiếu dấu và/hoặc chữ ký trên CO với mẫu dấu, và/hoặc chữ ký của người, và cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cấp CO đã được Tổng cục Hải quan thông báo cho Cục Hải quan tỉnh, thành phố
– Kiểm tra thời gian giấy chứng nhận có hiệu lực đến khi nào
|
Kiểm tra tiêu chí xuất xứ trên CO CQ | – Kiểm tra cách ghi tiêu chí xuất xứ của hàng hóa trên C/O
– Kiểm tra tiêu chí xuất xứ: quy định tại Hiệp định thương mại tự do có liên quan hoặc Nghị định số 19/2006/NĐ-CP.
– Tùy từng trường hợp hàng hóa sẽ có các kiểm tra CO với các tiêu chí khác nhau |
5. Cơ sở pháp lý quy định về CO và CQ như sau
- Luật tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật ngày 29/06/2006.
- Nghị định số 127/2007/ NĐ-CP ngày 01/08/2007 của chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của luật tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật.
- Quyết định số 24/2007/ QĐ-BKHCN ngày 28/09/2007 của bộ trưởng bộ khoa học và công nghệ về việc ban hành “Quy định về chứng nhận hợp chuẩn, chứng nhận hợp quy và công bố hợp chuẩn, công bố hợp quy”
- Nghị định số 67/2009/NĐ-CP sửa đổi nghị định 127/2007/NĐ-CP về xuất xứ hàng hóa.
6. Chức năng của CO, CQ trong cung cấp, lắp đặt màn hình LED.

Về cơ bản, giấy chứng CO, CQ trong cung cấp và lắp đặt màn hình LED cũng giống như chức năng của CO, CQ các sản phẩm khác trên thị trường.
Hầu như các linh kiện điện tử Việt Nam đều được nhập khẩu từ Trung Quốc. Trong đó, các linh kiện màn hình LED như: module LED, card màn hình LED, cabinet, bộ xử lý hình ảnh,… cũng không ngoại lệ. Điều này rất dễ hiểu bởi nhiều lý do khác nhau, như vị trí địa lý, vận chuyển, vị trí của Trung Quốc trong ngành sản xuất linh kiện điện tử,….
Do đó, các đơn vị, người kinh doanh mà nhập khẩu chính ngạch sẽ có hợp đồng rõ ràng với nhà sản xuất uy tín tại Trung Quốc sẽ trình giấy chứng nhận CO, CQ cho khách hàng. Do đó, để đảm bảo an toàn và chất lượng, bạn nên chọn những đơn vị kinh doanh có xuất trình giấy tờ này.
Đối với CQ thì thường do chính nhà sản xuất cam kết về chất lượng hàng hóa.
Bất kể một nhà cung cấp tại Việt Nam không trình được giấy chứng nhận CO, CQ cho bạn, thì bạn có quyền nghi ngại về chất lượng hàng hóa đó không được đảm bảo. Và không nên sử dụng sản phẩm khi chưa rõ nguồn gốc.
Trên đây là những thông tin về giấy chứng nhận CO, CQ trong xuất nhập khẩu hàng hóa. Hy vọng giúp ích được cho bạn!
7. Liên hệ
Để được tư vấn và giải đáp mọi thắc mắc, vui lòng liên hệ với chúng tôi tại:
- VPGD tại HCM: 18A Đường Cộng Hoà, Phường 13, Tân Bình, Hồ Chí Minh